Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

CÁCH CHỮA BỆNH Á SỪNG

Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy,
Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da, và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón.

Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
>>> Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả
Biểu hiện của bệnh á sừng
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số các em mắc bệnh đều là ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Phía người bệnh cần thực hiện một số điều như sau:

- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.


- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.

Thường xuyên tăng cường vitamin cho cơ thể

- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ.

- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.

- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Ngay từ bé, cần tập cho trẻ thói quen thích ăn rau quả thay vì bim bim, kẹo cao su..

BỆNH Á SỪNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.
Bệnh không nguy hại đến sức khoẻ nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.
Biểu hiện của bệnh á sừng

Để được điều trị tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa da liễu khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc. Sau liệu trình điều trị bằng thuốc, quan trọng nhất là bạn cần biết cách phòng tránh, hạn chế các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhanh tái phát. Người bệnh cần tránh những điều sau:
- Tuyệt đối không bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải. Khi cố gắng chịu đau chà hết lớp vẩy bong, bạn có thể thấy da đỡ sần sùi, nhẵn hơn nhưng thực tế không như vậy, việc bóc vẩy, chà xát mạnh này càng làm tổn thương lớp sừng, khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối…. bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy. Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa cao. Nếu buộc phải tiếp xúc cần đeo găng bảo vệ.
- Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, bạn nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay. Vì thời tiết khô hanh càng làm da thô ráp, khiến lớp sừng dễ nứt nẻ.
Ăn nhiều rau, quả tươi

- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E. Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

NHŨNG THỰC PHẨM NÊN KIÊNG KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Viêm da cơ địa ở mặt

Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm

Nên thận trọng với các loại mỹ phẩm không rõ nguồi gốc và giá rẻ

Những người hay bị bệnh dị ứng, không chỉ bị các bệnh viêm da mà còn bị các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu… nên rất dễ bị dị ứng mỹ phẩm (kể cả nước hoa). Do vậy, để phòng tái phát bệnh, không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc.
Khi muốn dùng một loại mỹ phẩm mới, trước hết cần thử bôi một lượng mỹ phẩm rất ít ở một vùng da nhỏ, ít ảnh hưởng như vùng trong cánh tay và để trong vài tiếng. Nếu không thấy có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa da… thì mới thử ở vùng da rộng hơn, rồi mới quyết định có sử dụng loại mỹ phẩm đó không.

“Đối phó” với thời tiết
Nên thận trọng với thời tiết thưởng hay thay đổi thời tiết

Theo BS Nguyễn Thành, nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa là do cơ thể phản ứng với các yếu các yếu tố thời tiết. Đây là lý do khiến mỗi người bị viêm da ở những thời điểm khác nhau.
“Đối phó” với các dị nguyên thời tiết rất khó khăn nhưng nếu chú ý, người bệnh vẫn có thể phòng ngừa. Như khi bị dị ứng với gió lạnh, phấn hoa thìnhất thiết phải đeo kính mắt, dùng khẩu trang rộng, ấm để đảm bảo da không phải tiếp xúc nhiều với các dị nguyên này.

BS Thành khẳng định, viêm da cơ địa là một thể gần giống với bệnh hen, luôn phát theo mùa, do vậy, cách phòng bệnh này tốt nhất là tránh các dị nguyên gây dị ứng.

Thận trọng với món ăn lạ
Những món ăn lạ khoái khẩu thường có nguy cơ tiềm ẩn

Nhiều người khi ăn đồ hải sản, đồ tanh… lập tức có hiện tượng nổi mẩn đỏ khắp người. Đây là một thể viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn.

ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN TỐT NHẤT

Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số.

>>Điều trị khỏi nấm da đầu
Vẩy nến nhỏ giọt



Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây lan như bao người nhầm tưởng.

1. Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì ?

Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.
Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.
Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn … Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.


Vẩy nến toàn thân
2. Vẩy nến có bao nhiêu thể ?

Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.
Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …
Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG THUỐC TÂY

Các phương thức điều trị đó là:

1- Thuốc thoa ngoài da:
<< Điều trị á sừng tốt nhất
Thuốc Corticosteroids

Thuốc Chữa Bệnh Vẩy Nến :Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.

a-Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.

b-Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.

c-Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.

2- Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).

3- Dược Phẩm – Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vẩy nến:

a- Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.

b- Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.

c- Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

Chàobạn.

Viêm da cơ địa trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa. Bệnh có ở mọi lứa tuổi , tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh kéo dài khá dai dẳng và rất nhiều trường hợp bệnh phát triển luôn đến tuổi trưởng thành . Viêm da cơ địa phát triển theo từng đợt, có khi ủ bệnh một thời gian dài, có khi phát bệnh nặng.

Các thương tổn trên da của bệnh viêm da cơ địa là các đám mụn nước ở trán và má, đối xứng nhau (đối với trẻ em ) và các vết sẩn, những mảng da dày nổi lên , đặc biệt là người bị bệnh rất ngứa.
Viêm da cơ địa ở người khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu



NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA.

Thật ra cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân nào gay ra bệnh viêm da cơ địa và cơ chế sinh ra bệnh viêm da cơ địa cho người bệnh. Nhưng trong thời gian gần đây qua nhiều nghiên cứu một số tác giả cho rằng viêm da cơ địa là do sự kết hợp giữa một cơ địa dị ứng với các tác nhân kích thích từ bên ngoài chính là nguyên nhân gây ra bệnh.

Sau đây là các yếu tố liên quan đến căn nguyên và sinh bệnh học của viêm da cơ địa.

1. Cơ địa bị dị ứng: Nguyên nhân này xuất phát từ yếu tố di truyền.

Theo thống kê nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh thì 80% con cái của họ sinh ra sẽ bị mắc bệnh , và nếu chỉ 1 trong 2 người bị bệnh thì khả năng con họ bị bênh là 50%.

Ngoài ra một số yếu tố khác trong cơ thể dễ bị dị ứng cũng có thể có liên quan như: Da khô, suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào.

2. Các tác nhân khác gây kích thích:

Tác nhân nội sinh : Ảnh hưởng tâm lý (như bị stress); thay đổi nội tiết; rối loạn chuyển hóa

Nấm đâu vào mùa đông khiến người bệnh mất tự tin
Tác nhân ngoại sinh: bụi bẩn, phấn hoa, thức ăn. nấm. virut…

Vai trò của IgE : Đa số những bệnh nhân viêm da cơ địa thường có nồng độ IgE trong máu cao, sự tổng hợp quá mức IgE trong bệnh viêm da cơ địa có liên quan đến gen cơ địa và rối loạn miễn dịch. Các IgE gắn vào thụ thể ở bề mặt của tế bào mast. Khi có kháng nguyên xâm nhập, chúng sẽ kết hợp với IgE, hoạt hóa tế bào mastocyte làm giải phóng histamin và các chất hóa học trung gian khác gây ngứa và phản ứng viêm tại chổ.

Thay đổi miễn dịch :Thay đổi miễn dịch tại chổ và thay đổi miễn dịch trong máu.

ECZEMA CÓ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ KHÔNG

Chào bạn.

Bạn có thích ăn thịt gà hay không?

Câu hỏi này được hỏi những người đến chữa bệnh chàm chỗ chúng tôi, và thật bất ngờ 95% số người được hỏi trả lời là có .

Không những có mà còn rất thích nữa là khác. Thậm chí có người không ăn thịt gà một ngày là chịu không nổi. Thật tai hại. Thịt gà và trứng gà là khắc tinh của bệnh chàm eczema đó các bạn ơi.

Trong thời gian chữa bệnh cần kiêng tuyệt đối thịt gà đó nha. Không kiêng không lành đâu.

Sau khi lành bệnh khoảng 3-4 tháng bạn mới có thể mon men đến gần con gà chút xíu. Ăn thử vài miếng xem sao thôi nha. Nếu thấy ổn thì mới được nhào vô, còn không ổn thì cứ xem trên đời này không có thịt gà đi cho lành. Thôi thì bởi cha mẹ sinh ra mình dị ứng với một số chất có trong con gà và trứng gà rồi thì đành chịu chứ biết làm sau bây giờ. Trên đời này vẫn còn nhiều, rất nhiều món món ngon mình chưa thưởng thức, giờ chia tay với con gà lại có cơ hội thưởng thức món ăn khác.
Thịt gà không nên dùng khi bị bệnh ngoài da

Tại sao mình là nói như vậy? Từ sau Tết tới giờ có nhiều bạn chữa bệnh được 1-2 tháng vừa có dấu hiệu lành bệnh , gặp dịp Tết, thức ăn trong nhà thịt gà là chính nên cứ thế ăn vào mà không lường được hậu quả. Ăn Tết xong lại lỡ tay lỡ chân ra rất khó chịu.

Có một số bạn bị dự ứng với bụi bặm, môi trường. Nếu sau khi chữa lành bệnh mà vẫn tiếp tục tiếp xúc với môi trường làm việc đó (ví dụ làm việc ở các xưởng gỗ, làm xây dựng…) thì bệnh sẽ phát ra liền.

Mình đưa ra một ví dụ cho các bạn dễ tưởng tượng nhé. Nếu bạn vừa chữa bệnh viêm gan mà vừa uống rượu bia thì không thể nào chữa lành bệnh được. Kể cả sau khi bạn lành bệnh những bạn vẫn tiếp tục đưa rượu bia vào thì nguy cơ bị lại là điều tất yếu.

Bệnh chàm là một loại bệnh dị ứng. Cơ thể bạn đã bị dị ứng với chất đó rồi thì chỉ có cách tránh hoặc hạn chế tiếp xúc chứ không có cách nào khác. Nhất là các thức ăn và môi trường sinh hoạt mà cơ thể bạn lên tiếng từ chối (cơ thể liên tiếng bằng cách dị ứng đó các bạn).