Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

ĐIỀU TRỊ Á SỪNG BẰNG QUẢ CHANH

Quả chanh
Dùng chanh xát vào chỗ bị á sừng là bài thuốc đơn giản nhất để điều trị bệnh á sừng.
điều trị á sường bằng quả chanh
Chỉ cần lấy chanh, cắt lát ra và xát vào chỗ nứt, nẻ. Với cách này, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, chỗ nào. Không giới hạn không gian và thời gian nên nó rất tiện , có thể tranh thủ cả khi đi ăn. 

CÁCH ĐIỀU TRỊ Á SỪNG BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy.
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHUỐI XANH

Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
Nguyên nhân bệnh á sừng

Á SỪNG Ở GÓT CHÂN



Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy, đại đa số bị mắc bệnh đều do ăn ít rau quả. 

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG

Để phục vụ người bệnh một cách tốt nhất bằng nguồn Đông dược được sử dụng và chọn lọc, nhà thuốc đã ươm trồng dược liệu trên những quả đồi vùng rừng núi phía Bắc. Tại đây khi thu hoạch và làm sạch dược liệu, phơi, sấy, sao tẩm theo công thức gia truyền, nhà thuốc có nguồn cung cấp dược liệu ổn định, đúng quy chuẩn chất lượng.

THUỐC ĐÔNG Y ĐƯỢC LÀM SẠCH, SAO, SẤY, TÁN




Ngoài ra một số vị thuốc bí truyền bắt buộc các lương y phải lặn lội hàng ngày đường ở các bản làng heo hút, tìm kiếm các vị thuốc chưng cất để bào chế ra những lọ thuốc bôi, thang thuốc gia truyền có công dụng tuyệt vời, ngoài việc triệt hẳn các bệnh ngoài da mãn tính còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mát gan, làm cho làn da đẹp đẽ mịn màn, tươi trẻ.


CÁC VỊ THUỐC Á SỪNG


Hàng năm việc khám, điều trị dứt bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các chứng bệnh ngoài da mãn tính, là thành quả lớn lao mà trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc việt nam đã làm được, góp phần rạng rỡ cho nền y học cổ truyền Việt Nam.

BỊ Á SỪNG NÊN KIÊNG NHỮNG THỨ GÌ

Mọi người nên tránh tiêm thuốc tây: vì trong thuốc tiêm chữa da liễu bao giờ cũng có corticoid. Tiêm thì có tác dụng ngay tức thì nhưng rất nguy hiểm vì có corticoid là hoạt chất gây loãng xương, đau dạ dày, và nếu dùng tùy tiện sẽ gây bệnh lão hóa như hoàn cảnh của chị Phượng mà báo chí có đăng.

Về uống: Nên uống nước lá huyết dụ + đinh lăng. Tuy nhiên người nào huyết áp thấp thì cũng ko nên uống nhiều và không uống khi đói nhé.

Ngoài ra uống nhiều nước lọc, nước cam, chanh, sinh tố hoa quả tùy theo điều kiện.
á sừng ở tay không nên đánh móng tay




Nếu có điều kiện thì nên uống thuốc Nam hoặc thuốc Bắc tiêu độc theo bài thuốc của các thầy cho. Thường là uống thuốc tiêu độc thì không bị béo đâu.

Về ăn: Khi bệnh nặng tránh ăn nhiều cua, ốc. Vì cua, ốc nhiều canxi và lạnh, làm cho bệnh nghiêm trọng thêm. Mọi người nên có thói quen ăn muối vừng. Làm nhạt thôi nhé. Ăn kèm muối vừng với các thức ăn khác. Rất ngon mà tốt cho sức khỏe.
điều trị á sừng bằng là sung
Về xông:

Cách thứ nhất: 
Lấy viên gạch già, nung thật nóng trên bếp. Sau đó lấy ra khỏi bếp để vào cái chậu nhôm hoặc miếng sắt. Rồi lấy lá ngải cứu, lá già màu tía là tốt để lên trên đồng thời đổ nước tiểu (nếu có nước tiểu trẻ con thì tốt vì nó không... khai và nước tiểu trẻ con trong dân gian chữa khá nhiều bệnh, ko có thì lấy nước tiểu của mình) đổ lên trên lá ngải cứu và gạch, đổ từ từ cho hơi ngải cứu và nước tiểu bốc lên rồi hơ tay hoặc chân. Cẩn thận kẻo bỏng. Sau khi xông nên để tự khô, đừng rửa tay hoặc cứ để như thế bôi thuốc đi ngủ là tốt nhất. Cách này sẽ gây phiền phức cho người xung quanh vì có mùi nước tiểu. Nhưng theo mình là có hiệu quả. Kiên trì làm sẽ biến chuyển. 

Cách thứ hai: Nấu nước muối thật đậm đặc. Mức nước làm sao để ngâm tay hoặc chân. Còn muối cho vào đến khi nào muối không tan được nữa thì đạt yêu cầu. Đun sôi. Bắc xuống. Rồi hơ tay hoặc hơ chân. Hơi nóng bốc lên nghi ngút. Cẩn thận kẻo bỏng nhất là nhà có trẻ con. Xông đến khi nào nước còn ấm ấm thì cho chân hoặc tay vào ngâm. Nếu chân hoặc tay bị nứt thì xót lắm. Lúc đầu như có kim châm, dao cứa đấy. Nhưng cho vào một lúc thì hết. Đến khi nước nguội thì lấy khăn khô thấm lau tay, đừng rửa. Cứ để muối bám như thế ở trên tay. Cần thiết thì đi bao tay nilon vào. Ko nên buộc chun nhé, sẽ gây khó chịu.

Các cách ngâm tay đơn giản hơn: Ngâm lá lốt, lá trầu không, lá kinh giới,... chỉ làm cho bở da chết, bớt ngứa rồi bôi thuốc chứ về hiệu quả thì đối với bệnh nặng không ăn thua.

Cách tẩy da chết: Với chỗ da cứng ta phải tìm cách tẩy nó đi chứ nếu cứ để thế nó sẽ kéo căng làm cho tay cứng đờ, cong queo và những vết nứt không thể nào liền lại. 
tăng cường uống vitamin A, B, E để điều trị á sừng

+ Cách tẩy là sau khi ngâm tay hoặc xông, khi mà tay vẫn còn ẩm thì bôi luôn lớp mỏng thuốc có tác dụng làm "bong vẩy, bạt sừng" vào chỗ da đóng dày. Trước đây bị nặng mình phải mua thuốc này, bây giờ nhẹ rồi, mình ko dùng nữa, thuốc quá hạn bỏ đi nên không nhớ tên. Thuốc này các bạn ra cổng viện Da liễu Trung ương, hỏi là có, giá không đắt lắm đâu. Chỉ cần hỏi thuốc làm "bong vẩy bạt sừng" là người bán biết ngay. Mọi người đừng tẩy da theo cách dùng kem mỹ phẩm tẩy da chết. Dùng kem mỹ phẩm lại làm cho bệnh nặng thêm đấy. 

Sau khi bôi thuốc bong vẩy bạt sừng thì khoảng vài tiếng sau, lớp da cứng sẽ bong ra. Hoặc là mọi người lại ngâm nước muối âm ấm mà kỳ nó ra hoặc là dùng cái bấm móng tay có lưỡi sắc, mỏng, nhẹ nhàng cậy lớp da chết bị bong đó đi, có khi kéo được cả một mảng. Mình đã có lúc rất thích thú với công việc này.Nhưng phải cẩn thận kẻo kéo cả những lớp da non sẽ gây đau. 

+ Nếu tay bị nứt, khó lành vì phần da cứng ở xung quanh vết nứt đóng lại, kéo vết thương hở ra. Các mẹ bôi thuốc bong vẩy bạt sừng vào, rồi quấn cái băng eugo vào, để khoảng một vài tiếng mở ra. Lấy bấm móng tay, lựa mà cắt, kéo nó ra. Lúc này cái phần bờ cứng ấy mềm rồi, ko đau đâu. Có những vết thương to, phải làm mấy lần nó mới liền.

Về kiêng:
Bệnh này khi nặng thì nên kiêng cua ốc. Còn khi nhẹ thì ăn bình thường. Bây giờ mình ăn vô tư rồi. 

Tất nhiên là kiêng dùng hóa mỹ phẩm, nhất là xà phòng giặt, thuốc tẩy, nước vệ sinh bồn cầu, nước rửa bát,...Nếu phải làm thì các mẹ nên đi găng tay. Tốt nhất là mua găng tay cao su loại tốt. Trước khi đi găng tay cao su thì đi một đôi găng tay nilon mỏng. Vì để tay tiếp xúc trực tiếp với cao su lâu cũng gây dị ứng. Về mùa hanh này còn phải hạn chế tiếp xúc với nước. Tốt nhất là tạo thói quen đi lồng 2 găng tay nilon +cao su khi làm việc nhà.

Kiêng đánh móng chân, móng tay nếu bị bệnh.

Kiêng để bám bụi bẩn: Không vì kiêng nước, kiêng xà phòng mà hạn chế rửa tay nhé. Lúc tay bẩn, bám bụi thì nên rửa. Nếu ko rửa thì sẽ bị nứt nẻ ngay. Lúc nặng mình vẫn vệ sinh tay bằng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm của em bé (không gây kích ứng lắm đâu). Rồi sau đó lau khô và bôi kem dưỡng da. Mình dùng kem dưỡng da Aveeno của Canada thấy rất hợp. 

Về tập: Lúc nào rảnh rỗi mà tay ko bị đau, nhất là sau khi vừa ngâm tay xong, da mềm thì tranh thủ tập tay bằng cách: nắm chặt tay thành nấm đấm rồi lại xòe ra, cứ như thế cho máu lưu thông ở tay. Chân cũng vậy, tìm cách tập cho máu lưu thông đến các đầu ngón chân để nuôi da.

Viết dài quá không biết các mẹ có thời gian "ngâm cứu" không. Chúc các mẹ lành bệnh, có đôi bàn tay mềm mại để có thể xoa lưng cho con khi nó đi ngủ, mát xa cho ox khi ox mệt mỏi và tự bôi kem trang điểm cho mình để thêm xinh đẹp.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

BẾNH Á SỪNG Ở TAY NGUY HIỂM KHÔNG

Á SỪNG Ở TAY

Xin chào bác sỹ, mười đầu ngón tay của cháu tôi bị tróc da, nứt nẻ, nếu dùng xà phòng hay nước rửa chén càng bị nặng hơn . tôi đã đưa cháu đi khám thì họ bảo nấm cho thuốc về uông và bôi nhưng vẫn k


hông đỡ, đặc biệt là về mùa đông nó nứt chảy máu ra rất đau kính nhờ bác sỹ tư vấn dùm xem bị bệnh gì tôi xin chân thành cảm ơn

á sừng ở tay
Trả lời: 
Theo mô tả trong thư thì có thể cháu bạn bị bệnh viêm da bàn tay, bàn chân (trước đây, người ta gọi là á sừng). Bệnh không phải do thiếu vitamin C hay nấm như người ta vẫn tưởng. Nguyên nhân, là do ngày nay chúng ta phải tiếp xúc quá nhiều các chất hoá học không có lợi cho sức khoẻ. Phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giăt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da. 

Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều; tay chân phải dầm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống đối với môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.
tay bị á sừng do dùng nhiều hóa chất
Ngoài ra, viêm da bàn tay, bàn chân còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các potein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng...; dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa; sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn; đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH Á SỪNG


nguyên nhân :

của bệnh cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc... Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,...
Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm.

điều trị á sừng ở tay
Để được điều trị tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu khám để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như  Gentrizone, Fucicort...
Bên cạnh đó lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:
- Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
- Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.

á sừng toàn thân
- Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết  hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay.

ĐIỀU TRỊ Á SỪNG HIỆU QUẢ

Tôi bị nứt ở đầu ngón tay và bàn tay, chỗ da bị nứt rất cứng và khô ráp. Khi trời hanh khô các đầu ngón tay tôi nứt ra rất đau. Xin hỏi liệu tôi có phải bị bệnh á sừng không? Tôi nên dùng thuốc gì và cách chữa trị ra sao? Hiện tại tôi vẫn còn đang cho con bú. Xin chân thành cảm ơn! Thu Phương
Trả lời:
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh,người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng.
á sừng thường lây từ tay
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn
Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số mắc bệnh đều là ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ betamethazone (Diprosalic 15g), dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Ngoài ra bạn cần thực hiện một số điều như sau:
- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.
á sừng toàn thân
- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.
- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ.
- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu
tăng cường vitamin cho da vòa mùa đông
Bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu  để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Bạn đang cho con bú nên bạn rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc, bạn không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Ngoài ra bạn nên kiên trì phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưõng cho da

KHÔNG NÊN NGÂM NƯỚC MUỐI KHI BỊ Á SỪNG

Tôi bị á sừng bàn chân, cứ đến mùa lạnh là bệnh tái phát. Tôi đã pha nước muối ấm để ngâm chân nhưng càng khiến da bị khô, nứt.
Xin hỏi vì sao lại như vậy?




ngâm chân nước muối cũng làm á sừng phát triển
bổ sung vitamin

Trả lời:

Á sừng là một bệnh viêm da cơ địa, bệnh thường nặng hơn về mùa đông nên còn gọi là viêm da cơ địa mùa đông. Á sừng là tình trạng lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.

Vị trí của bệnh á sừng ở nhiều nơi khác nhau nhưng rõ nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Ở những vị trí này, lớp da thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.

Nguyên nhân gây á sừng được nhiều nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền hoặc thói quen ăn uống thiếu cân đối từ nhỏ như ít ăn rau quả, thiếu vitamin A, C, D, E sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Đối với người bị bệnh á sừng, cần điều trị dứt điểm và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của thầy thuốc da liễu, quan trọng là duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục và khỏi hẳn.

Cần lưu ý, không tự pha nước muối để ngâm chân vì khi tự pha không thể chuẩn độ được mà thường là nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt rộng, sâu hơn. 

ĐIỀU TRỊ Á SỪNG BẰNG ĐINH LĂNG

 Cây đinh lăng và huyết dụ
Bệnh á sừng cũng có thể chữa bằng cách uống nước của cây đinh lăng và cây huyết dụ. Cách dùng lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng ½ lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được.
đinh lăng cây thuốc quý điều trị á sừng
 Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào. Khác thuốc bắc, uống hai loại lá cây này không sợ bị tăng cân, là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt. Cách tốt nhất là uống thay nước mỗi ngày.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

BỆNH Á SỪNG LÀ DO ĐÂU

  Bệnh Viêm Da Cơ Địa : mình Tên Huyển Thu 
Sau khi lên Hà Nội học ĐH được gần 1 năm thì tay mình có những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa như bong da tay, không còn nhìn thấy vân tay nữa….và nghe một số người bạn đã bị bênh này bảo bệnh này không chữa khỏi vì họ cũng  bị 4-5 năm rồi.
ngâm chân với nước muối không phải là biện pháp không nên làm
Chữa khắp rồi nhưng vẫn không khỏi.Mình rất sợ và cũng đi khám ở một vài nơi như bệnh viện da liễu,bệnh viện tư…..và cũng được họ chỉ dẫn dùng một số loại thuốc tây và thuốc bôi nhưng vẫn không khỏi và cũng tốn khá nhiều tiền.Hè về quê chơi, mình được người họ hàng giới thiệu cho 1 bác chuyên chữa bệnh động y và may mắn là bác lại rất hiểu về bệnh này.Bác còn bảo: thuốc này còn  chữa bệnh tổ dỉa,á sừng…nữa.Cháu yên tâm là khỏi.Bác chữa cho nhiều người khỏi rồi và họ khỏi hẳn.Mình đã mua về dùng và sau khi dùng được 1 tuần tay không còn hiện tượng bong da nữa và vân tay bắt đầu có trở lại.Và 2 năm nay tay mình không bị sao cả.Mình cũng mua hộ 1 số người bạn và dùng rất hiệu quả.Mình muốn chia sẻ với ọi người.

BỆNH Á SỪNG THƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀO MÙA NÀO

Chị Nguyễn Thị Hoài ở Hoàn Kiếm Hà Nội, chị cho biết : " Tôi bị á sừng 2 bàn tay, 2 bàn chân; Bệnh đã được hơn 10 năm, nhưng mỗi lần cứ nghĩ đến mùa đông lạnh là tôi rất sợ; nhất là 2 bàn tay các ngón ứa ra chảy máu, lúc đó cảm thấy mình rất bất hạnh, sáng ngủ dậy phải rửa mặt, mà khi sờ đến nước lại co dúm cả bàn tay lại, không dám bắt tay ai, chồng con cũng ái ngại cho bệnh của mình, nhiều khi chỉ biết khóc".
Bệnh á sừng gây cho người bệnh đau đớn khó chịu; nứt và bong da, nguy hại hơn những trường hợp kèm theo mụn hay nhiễm trùng và kéo theo cả bệnh tổ đỉa.
            Khi mùa đông đến, độ ẩm không khí xuống thấp, thì các tế bào da co cụm lại; với người bình thường thì không sao, với người mắc bệnh đó là cơ hội cho da nứt tróc ( có khi nứt sâu, nhìn thấy từng rãnh) làn da khô cứng; bong tróc từng lớp vảy, các vân tay biến dạng, với thời tiết miền Bắc khi nhiệt độ xuống bệnh trở nên trầm trọng, miền Nam tuy là nóng nhiều, nhưng cứ đến ngày gần cuối năm không khí buổi sáng cũng thấp xuống làm ảnh hưởng đáng kể đến bệnh á sừng, tay chân không cầm nắm và giao tiếp được, lớp sừng dưới da hoạt động mạnh dẫn đến khô da. Ai đã mắc bệnh này rồi mới thấy đến mùa đông như một cực hình.
bệnh á sừng phát triển mạnh vào mùa đông

            Bệnh á sừng còn gọi là : viêm da tiếp xúc, chàm khô... Tuy nhiên hiện thuốc tây chưa có thuốc đặc trị. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, chúng tôi tìm đến Bảo Thanh Đường - đây là nơi chuyên khoa chữa trị bệnh ngoài da bằng đông y gia truyền đã có lâu đời; y học cổ truyền Việt Nam là vốn quý giá, và Bảo Thanh Đường đã khẳng định phương thuốc vô cùng đặc hiệu với bệnh á sừng. Theo tổng kết từ phòng khám Bảo Thanh Đường thì 1 ngày chỉ tính riêng bệnh nhân á sừng đến chữa khoảng 70 - 80 người/ngày; nhiều bệnh nhân rất nặng co cụm cả tay, chân; Những bác nữ tuổi cao ở những tỉnh miền Bắc hẻo lánh, chủ quan với bệnh, để mặc cho bệnh tình; thành ra khi đến khám ở Bảo Thanh Đường bệnh nặng quá, ăn hết các lớp da, ngón tay, ngón chân, nhỏ xíu lại, đỏ hồng, không duỗi được thẳng các ngón tay.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Á SÙNG HIỆU QUẢ

Phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ betamethazone (Diprosalic 15g), dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
á sừng toàn thân
Ngoài ra bạn cần thực hiện một số điều như sau:

- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.

- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.

- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ.

- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
vitamin E


- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu

BỆNH Á SỪNG CÓ THỂ CHỮA KHỎI KHÔNG

á sừng ở lưng
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng.

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn

Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.

Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số mắc bệnh đều là ăn ít rau quả.thiều nhiều loại vitamin nên da bạn sẽ không điều hướng chống chọi được với các loại bệnh tất đang pháp triển mạnh trên da

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

CÁCH PHÒNG BỆNH Á SỪNG



Chị Nguyễn Thị Hoài Thu  ở Ba Vì , chị cho biết: "Tôi bị á sừng 2 bàn tay, 2 bàn chân; Bệnh đã được hơn 9 năm, nhưng mỗi lần cứ nghĩ đến mùa đông lạnh là tôi rất sợ; nhất là 2 bàn tay các ngón ứa ra chảy máu, lúc đó cảm thấy mình rất bất hạnh, sáng ngủ dậy phải rửa mặt, mà khi sờ đến nước lại co dúm cả bàn tay lại, không dám bắt tay ai, chồng con cũng ái ngại cho bệnh của mình, nhiều khi chỉ biết khóc".

Á SỪNG Ở TAY

Khi mùa đông đến, độ ẩm không khí xuống thấp, thì các tế bào da co cụm lại; với người bình thường thì không sao, với người mắc bệnh đó là cơ hội cho da nứt tróc (có khi nứt sâu, nhìn thấy từng rãnh) làn da khô cứng; bong tróc từng lớp vảy, các vân tay biến dạng, với thời tiết miền Bắc khi nhiệt độ xuống bệnh trở nên trầm trọng, miền Nam tuy là nóng nhiều, nhưng cứ đến ngày gần cuối năm không khí buổi sáng cũng thấp xuống làm ảnh hưởng đáng kể đến bệnh á sừng, tay chân không cầm nắm và giao tiếp được, lớp sừng dưới da hoạt động mạnh dẫn đến khô da. Ai đã mắc bệnh này rồi mới thấy đến mùa đông như một cực hình.

SÀI ĐẤT
Bệnh á sừng còn gọi là: viêm da tiếp xúc, chàm khô... Tuy nhiên hiện thuốc tây chưa có th  

Á SỪNG Ở CHÂN
uốc đặc trị. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, chúng tôi tìm đến Bảo Thanh Đường - đây là nơi chuyên khoa chữa trị bệnh ngoài da bằng đông y gia truyền đã có lâu đời; y học cổ truyền Việt Nam là vốn quý giá, và Bảo Thanh Đường đã khẳng định phương thuốc vô cùng đặc hiệu với bệnh á sừng. 1 ngày chỉ tính riêng bệnh nhân á sừng đến chữa khoảng 70 - 80 người/ngày; nhiều bệnh nhân rất nặng co cụm cả tay, chân; Những bác nữ tuổi cao ở những tỉnh miền Bắc hẻo lánh, chủ quan với bệnh, để mặc cho bệnh tình; thành ra

ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG




Bệnh á sừng còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông. Đây là một bệnh rất nan giải, không chỉ bị ở bàn chân mà còn thấy ở cả bàn tay, một thách thức lớn với cả thầy thuốc và bệnh nhân. Rất nhiều người bệnh không làm được gì vì chân tay đau đớn, nứt rớm máu, đi lại, lao động khó khăn, chạy chữa nhiều nơi không khỏi.



Á sừng hay gặp ở các thiếu nữ, nhân viên nhà hàng, đầu bếp, người nội trợ, y tá, hộ lý. Tất cả những người này thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa. Khí hậu khô hanh của mùa đông miền Bắc nước ta là yếu tố làm cho bệnh càng nặng lên.

Chị em nội trợ cần lưu ý có một số rau quả, hải sản có thể gây viêm da kích ứng làm khởi động cho viêm da cơ địa như: hành tỏi, củ cải, nước nho, cam, tôm, cá. Một số chất nh

ư găng tay cao su, chất mạ nickel của một số đồ dùng và đồ trang sức, chất PPD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da. Những chất này gây viêm da kích ứng, tế bào da vùng đó bị mất nước khô nứt ra, tạo nên bệnh cảnh lâm sàng là những đám da đỏ dày khô, nứt nẻ bong vảy, chảy máu, đau đớn.

Á sừng thường gặp ở vị trí nào trên cơ thể?

Vị trí hay gặp là bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ở 1/3 trước của bàn chân. Bệnh nặng về mùa đông, giảm về mùa hè, đôi khi khỏi hẳn, đến mùa đông năm sau lại tái phát. Bệnh viêm nhiễm mãn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như: đến tuổi dậy thì, chửa đẻ, mãn kinh... Chẩn đoán bệnh không khó nhưng cần phân biệt với bệnh vảy nến, nấm da bàn tay, bàn chân, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc...
Á SỪNG Ở CHÂN
Lưu ý trong điều trị
Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa, không dùng găng tay cao su mà dung găng latex, không đi tất nilon mà đi tất cotton, thận trong khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da.

Rửa tay chân bằng xà phòng có chất giữ ẩm như: oilatum, cetaphyl, physiogel. Sau khi rửa chân tay, bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U hoặc cream ure 5 - 10%, vaserlin, bôi nhiều lần trong ngày hoặc những lúc da khô. Ăn đủ chất, nhiều rau quả, uống đủ nước trong ngày (1,5 - 2l/ngày). Uống kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, uống kháng histamin để chống ngứa gãi. Ngoài ra có thể uống thêm những thuốc có tác dụng tốt cho da như bepanthen, l-systine, silica và các loại vitamin A, C, E... theo chỉ định của thầy thuốc.
THUỐC ĐÔNG Y TRỊ Á SỪNG
Lưu ý, không tự pha nước muối để ngâm chân vì khi tự pha không thể chuẩn độ được mà thường là nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt rộng, sâu hơn. Vì vậy điều quan trọng là duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục và khỏi hẳn.

THUỐC CHỮA BỆNH Á SỪNG




Em bị á sừng đầu ngón tay. Bác sĩ cho em hỏi á sừng có lây không và có bị lan rộng ra không? Bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không? Nếu chữa được thì dùng thuốc gì? Em xin cảm ơn. (Nguyễn Dương )

Trả lời:

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.

VITAMIN B


Bệnh không nguy hại đến sức khoẻ nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.

Để được điều trị tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa da liễu khám để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc. 
Á SỪNG TOÀN THÂN
- Tuyệt đối không bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải. Khi cố gắng chịu đau chà hết lớp vẩy bong, bạn có thể thấy da đỡ sần sùi, nhẵn hơn nhưng thực tế không như vậy, việc bóc vẩy, chà xát mạnh này càng làm tổn thương lớp sừng, khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối….
  

THUỐC NAM


- Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, bạn nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay. Vì thời tiết khô hanh càng làm da thô ráp, khiến lớp sừng dễ nứt nẻ.

- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E. Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

BỆNH Á SỪNG TOÀN THÂN




Bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và chảy máu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi. Vậy bệnh của cháu là gì? Có cách nào chữa khỏi bệnh này không? (Võ Minh -Lào cai).
Trả Lời :
Chân nứt nẻ, tróc da, đau và chảy máu, nhất là vào mùa hanh khô…
Á SỪNG Ở CHÂN
 có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân.


CÂY THUỐC ĐÔNG Y



Vùng bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở rìa, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt. Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân. Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn.

Á SỪNG TOÀN THÂN


Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vtamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm. Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.