Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

HỎI ĐÁP VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH Á SỪNG

Tôi năm nay 23 tuổi ở Thái Nguyên. Tay tôi bi nứt nẻ ở đầu các ngón, thường chảy máu vào mùa hanh khô rất đau. Tôi bị gần chục năm rồi. Tôi có bôi rất nhiều loại thuốc tây nhưng không khỏi. Bác sỹ nói tôi bị bệnh á sừng. Gần đây tôi có bôi thuốc diprosalic co thấy dịu bớt, nhưng tôi lại mới có thai nên không dám dùng nữa. Mong bs cho biết giờ tôi có thể dùng được thuốc gì? Bệnh này có chữa dứt điểm được không? kem gót sen có dùng được khi mới có thai không? Nếu không bôi thuốc thì tay tôi sẽ chảy máu và đau nhiều trong mùa đông này. Cám ơn lương y  (Việt Nga) 
Biện pháp ngâm nước muối và tắm nước nòng được nhiều người bênh
tin dùng nhưng đó lại là biện pháp phản tác dụng


Trả lời:

Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân, nguyên sinh chưa chuyển hóa hết thành sừng. Có thể gọi nôm na đó là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng.

Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da, nhưng rõ rệt nhất là ở lòng bàn tay chân thành một bệnh riêng biệt. Lòng bàn tay chân á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria bàn tay chân, gót chân, đầu các ngón.
Những tin đồn thổi về đinh lăng điều trị mề đay hiệu quả

Nếu không có điều kiện giữ vệ sinh, dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát: sưng tấy, nổi hạch, phát sốt. Á sừng lòng bàn tay chân có thể kèm tăng tiết mồ hôi. Ðông y gọi là thấp thở. Ði giày tất luôn gây mùi khó chịu ảnh hưởng nhiều đến người xung quanh.


Nguyên nhân của chứng á sừng còn chưa rõ. Nhưng nhiều tác giả thường nói đến yếu tố di truyền (thể địa) trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số người bị bệnh á sừng đều là những người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét